Giỏ hàng của bạn trống!

TOP 4 CÁCH TRỊ SỔ MŨI CHO BÉ BẰNG DẦU TRÀM

Sổ mũi hay chảy nước mũi là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe, đặc trưng bởi chảy dịch (chất nhầy) từ mũi. Thường gặp nhất ở trẻ em.

Sổ mũi hay chảy nước mũi là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe, đặc trưng bởi chảy dịch (chất nhầy) từ mũi. Thường gặp nhất ở trẻ em.

 

Chất nhầy là một chất bảo vệ được sản xuất bởi màng nhầy. Chất nhầy làm ẩm không khí và hoạt động như một rào cản để giữ bụi, phấn hoa và vi khuẩn không xâm nhập vào phổi. Đôi khi tình trạng kích thích hoặc viêm trong đường mũi có thể dẫn đến tăng sản xuất chất nhầy. Khi điều này xảy ra, chất nhầy dư thừa có thể chảy ra ngoài.

 

Điều trị sổ mũi có nhiều cách, nhưng nhiều mẹ truyền miệng nhau rằng cách trị sổ mũi bằng dầu tràm là phương pháp hữu hiệu lành tính cho bé. Tuy nhiên, cách sử dụng tinh dầu tràm sao cho đúng và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm. Trong nội dung bài viết hôm nay, Y Dược Xanh sẽ chia sẻ cho bạn một 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm.

 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sổ mũi ở trẻ thường gặp:

 

  1. Không khí khô

 

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi, do niêm mạc mũi trẻ rất nhạy cảm với không khí khô. Không khí khô làm khô chất tiết mũi của trẻ. Khi bị sổ mũi do không khí khô, trẻ chỉ xuất hiện triệu chứng hay khịt khịt nhưng không sổ mũi.

 

Bố mẹ không nên lo lắng vì có thể điều trị tại nhà cho trẻ như sử dụng thuốc xịt mũi có chứa muối sinh lý hoặc tăng độ ẩm trong phòng cho bé bằng cách dùng máy bốc hơi nước.

 

  1. Chất gây dị ứng

 

Như đã nói, niêm mạc mũi trẻ rất nhạy cảm, đặc biệt với gió, bụi, khói hóa học, khói thuốc lá và sữa (được đưa lên mũi khi bé bị ọc sữa)... gây ra tình trạng sổ mũi. Khi niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng, sẽ gây ra các triệu chứng như: thở ồn ào, chảy nước mũi trong, hắt hơi.... Với trường hợp này, bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để xử lý.

 

  1. Cảm lạnh và cúm

 

Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh và cúm, do hệ miễn dịch chưa trưởng thành. Đây là cơ hội để các loại virus xâm nhập vào cơ thể, một số trong đó có thể lây truyền từ người sang người qua không khí, nhưng phần lớn lây truyền từ tiếp xúc tay-mũi. Nhiều trường hợp, cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát như viêm tai giữa hoặc viêm xoang...

 

Khi bị cảm cúm, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: nhức đầu, sốt, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, chán ăn và mệt mỏi. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh sổ mũi do cảm lạnh và cúm là: chảy nước mũi trong, ho, sốt, khàn giọng, đau đầu, đau khớp, đau cơ hoặc đau họng.

 

  1. Dị ứng

 

Các loại phấn hoa, nấm mốc, lông tóc thú nuôi, côn trùng cắn, bụi nhà, chất gây dị ứng chứa trong sữa, thực phẩm hoặc thuốc men... rất dễ gây dị ứng, đặc biệt với trẻ nhạy cảm. Nếu các triệu chứng không được điều trị có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí vài tháng.

 

  1. Amygdales hoặc VA sưng to

 

Amygdales hoặc VA giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng bằng cách lọc vi khuẩn và virus xâm nhập qua mũi và cổ họng và sản sinh kháng thể để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Amygdales hoặc VA sưng to có thể gây sổ mũi. Những triệu chứng trẻ sổ mũi do Amygdales hoặc VA sưng to như: bị nghẹt mũi, thở ồn ào, ngáy khi ngủ, thậm chí là trong khi ngủ, trẻ có thể ngừng thở trong vài giây. Amygdales hoặc VA sưng to có thể gây viêm tai giữa.

 

  1. Dị vật ở mũi

 

Dị vật ở mũi là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, nếu bố mẹ không sớm phát hiện sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Dị vật đó có thể là: hạt, đậu khô, bỏng ngô, nút áo, viên bi, giấy, sỏi, đồ chơi bằng nhựa, cao su xốp hoặc pin nhỏ vào mũi.

 

Các dấu hiệu trẻ sổ mũi cho thấy đã có dị vật trong mũi là: thở ồn ào, nước mũi chảy ra có màu xanh lá cây hoặc vàng, đôi khi kèm máu, mũi có thể sưng lên và gây đau.

 

Để giúp bé thở lại bình thường, mẹ hãy loại bỏ dị vật đó, khuyến khích bé khịt mũi nhiều lần. Trong trường hợp, dị vật có kích thước lớn, hãy đưa bé đến bệnh viện nhờ bác sĩ loại bỏ dị vật, tránh gây tổn thương đến mũi.

 

Dù trẻ bị sổ mũi do bất cứ nguyên nhân nào, bố mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy đến bé đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện khi trẻ gặp các triệu chứng sau:

 

Trẻ sổ mũi kèm sốt cao

nôn ói, khóc không ngừng...

Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi

Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng

 

Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm có hiệu quả? 

 

Từ lâu, dầu tràm đã được sử dụng để trị ngạt mũi và các bệnh đường hô hấp rất hiệu quả. 

 

Dầu tràm được chiết xuất chủ yếu từ lá, thân và cành của cây tràm, có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm nên giúp điều trị ngạt mũi. 

 

Theo Đông y, lá tràm vị cay tính ấm vào 2 kinh Tỳ và Phế, có tác dụng khu phong, giảm thống, tiêu đờm. 

 

Theo phân tích của khoa học hiện đại, dầu tràm chứa nhiều hoạt chất hóa học, chủ yếu là Eucalyptol và α-Terpineol. Eucalyptol có khả năng sát khuẩn nhẹ, làm tiêu đờm, α-Terpineol có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh. Nhiều công trình nghiên cứu cũng khẳng định, dầu tràm có khả năng ức chế virut cúm, ngăn chặn các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả. 

 

Ngoài ra, dầu tràm còn làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các chứng do cảm mạo. 

 

4 cách chữa sổ mũi cho trẻ bằng dầu tràm

 

Nhỏ dầu tràm lên gối, khăn 

 

Hít ngửi mùi hương dầu tràm sẽ giúp thông mũi, giảm ngạt mũi. Đồng thời, mùi hương tinh dầu tràm mang theo hoạt chất bay vào mũi sẽ giúp hỗ trợ tiêu diệt virut, vi khuẩn, nhờ vậy sẽ giúp giảm nhanh cảm lạnh, cúm. 

 

Bố mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm lên gối của bé khi bé nằm, hoặc nhỏ lên khăn sữa đeo cổ để bé hít ngửi mùi hương thoang thoảng.

 

Xông hơi trong phòng 

 

Để mùi hương tinh dầu tràm lan tỏa khắp phòng, có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào đèn đốt tinh dầu, hoặc nhỏ vào máy phun sương, máy tạo độ ẩm. Dầu tràm không chỉ giúp sát khuẩn không khí, giảm ngạt mũi mà còn phòng ngừa cảm mạo cho cả gia đình, giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi. 

 

Pha dầu tràm với nước tắm 

 

Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước hoặc bồn tắm để trẻ ngâm mình giúp làm ấm người và giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, cần cẩn trọng kẻo nước tắm bắn vào mắt trẻ, gây cay mắt. 

 

Thoa dầu tràm lên da bé

 

Để làm ấm cơ thể, mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay, xoa đều hai bàn tay vào nhau rồi xoa lên lưng, ngực hoặc gan bàn chân của bé. Khi xoa gan bàn chân thì mẹ có thể massage một lúc để làm ấm bàn chân, bởi bàn chân được coi là “lá phổi thứ hai” của cơ thể, giúp giảm ho, giảm các bệnh đường hô hấp. 

 

Lưu ý khi dùng dầu tràm trị sổ mũi cho trẻ

 

Vì tinh dầu tràm rất đậm đặc nên với trẻ sơ sinh, bố mẹ không nên thoa trực tiếp dầu lên da bé, tránh bị bỏng, kích ứng. Bố mẹ có thể nhỏ chút dầu nền để pha loãng tinh dầu trước khi xoa lên lưng, ngực và gan bàn chân cho trẻ sơ sinh. Các loại dầu nền có thể dùng là dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu hạt nho, dầu bơ… 

 

Bố mẹ cũng không nên dùng quá nhiều tinh dầu tràm, tránh để không khí nồng nặc mùi tinh dầu, gây choáng váng. Mỗi lần chỉ cần dùng 3-4 giọt tinh dầu tràm là đủ. Số lần dùng tinh dầu tràm cũng không nên vượt quá 3-4 lần/ngày. 

 

Chọn tinh dầu tràm cũng là điều cần lưu ý. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ và của cả gia đình, bố mẹ nên chọn dầu trầm nguyên chất, được sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, tránh dùng hàng giả, hàng kém chất lượng có trộn lẫn nhiều hóa chất độc hại. 

 

Nhiều phụ huynh còn pha dầu tràm với nước sôi để nguội rồi nhỏ vào mũi trẻ. Điều này nên đặc biệt tránh bởi dầu tràm có thể gây cay xộc mũi, kích ứng niêm mạc mũi của trẻ vốn rất mỏng manh và yếu đuối. Nếu muốn nhỏ mũi hoặc xịt mũi cho trẻ, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe niêm mạc mũi. 

 

Trên đây là 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm và những lưu ý mà Y Dược Xanh đã tổng hợp để chia sẻ cho các bạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được bạn trong việc chăm sóc bé. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy chia sẻ đến người khác nhé!

 

Biên tập nội dung: Y Dược Xanh

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận:

Về chúng tôi

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry's standard dummy text ever since the 1500s, when an unknown printer took a galley of type and scrambled it to make a type specimen book. It has survived not only five centuries, but also the leap into electronic typesetting, remaining essentially unchanged. It was popularised in the 1960s with the release of Letraset sheets containing Lorem Ipsum passages, and more recently with desktop publishing software like Aldus PageMaker including versions of Lorem Ipsum.

Về chúng tôi

HÀNG CHÍNH HÃNG

Xuất VAT theo yêu cầu

SẢN PHẨM ĐA DẠNG

Nhập khẩu từ Úc, Mỹ, EU

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Lên đến 75,000 vnđ

ĐỔI TRẢ 15 NGÀY

Kể từ ngày mua hàng

vơi